TẾT NĂM NAY LÀM GÌ ?
04/11/21
“Chuyện cũ bỏ qua”
“Đi về nhà”
“Cả ngàn lời chúc”
Là những dòng chữ có thể “nghe thấy được”. Thứ âm thanh này luôn làm mình bồi hồi, rạo rực và chỉ mong được tận hưởng giây phút sắm Tết, đón giao thừa và du xuân.
Tết 2021 là một năm quảng cáo xoay vòng với dịch bệnh, sức khỏe và sự lạc quan trong năm tới. Vậy 2022 này, Marketer làm gì để chiếm trọn trái tim người mua?
 

KHOAN ĐÃ, CÙNG MÌNH TRỞ VỀ CAMPAIGN TẾT 2021 CÓ GÌ MÀ DỊCH BỆNH VẪN KHÔNG NGĂN ĐƯỢC SỨC NÓNG ĐẾN VẬY NHÉ!

 

“Đi về nhà” – Honda: Câu chuyện “về nhà” tưởng chừng như đã không còn khoảng trống khi những cái tên nổi bật đã chiếm hữu – Biti’s, Pepsi, Generali,… Nhưng Honda đã minh chứng và làm nổi bật vai trò của Honda – chở yêu thương về nhà, khoảnh khắc “chở” và câu chuyện của những “con đường” mới là điểm nhấn của thương hiệu trên lối yêu thương. Và lyrics của MV, bạn nghĩ xem, mang lại cực nhiều cảm xúc khi “dù bạn thất bát hay vang danh, dù bạn cô đơn hay hạnh phúc thì nhà luôn là nơi đón bạn trở về”.
 
Đen x JustaTee - Đi Về Nhà (M/V) - YouTube
 
“Lời chúc hóa hành động – Lấm bẩn mang điều hay” – OMO: Có thể tagline này chưa quen thuộc với bạn, nhưng MV “Cả ngàn lời chúc” nếu đã từng xem qua chắc chắn không thể không nhớ. Chiếc MV với sự tượng hình cùng vũ công độc đáo làm người xem khó nhận ra đây là một campaign đến từ thương hiệu bột giặt. Campaign cũng làm người xem biết rằng phải hành động chứ không chỉ là “chúc”, vì hóa ra, những lời bay bướm ấy cũng chỉ được “nửa tấm lòng” thôi!
 
Case Study: “Lời chúc hóa hành động – Lấm bẩn mang điều hay” của nhãn hàng  OMO | Advertising Vietnam
 
“Tựa vào nhau cho Tết này như ý” – Generali: Lại một chiếc phim ngắn cảm động nói về sự đoàn tụ, khi 2021 là năm mà những người con phương xa luôn mong mỏi được trở về nhà. Thế nhưng, con đừng về chỉ vì “năm mới” khi anh em đang cần con. Chẳng cần biết con ở đâu, bởi vì “có người thân là có Tết”.
 

TẾT 2021 ĐÃ ĐỂ LẠI CHO GIỚI TRUYỀN THÔNG – MARKETING NHỮNG ẤN PHẨM THẬT SỰ CHẤT LƯỢNG. VẬY TẾT 2022 NÀY, MARKETER LÀM GÌ VỚI LỜI KHUYÊN TỪ GOOGLE?

 

Tiếp cận mọi người qua màn hình TV
 
Tính đến tháng 5/2021, hơn 25 triệu người Việt Nam xem Youtube bằng smart TV trong phòng khách. Đáng chú ý, trong suốt dịp Tết 2021, 48% người tiêu dùng xem smart TV nhiều hơn những năm trước (xem cùng gia đình hoặc xem một mình).
Nhạc, hài là các ấn phẩm truyền thông mà mọi người xem nhiều nhất.
Chẳng hạn như Tết 2020, Huỳnh Lập đã cùng với Highlands Coffee ra mắt ấn phẩm “Tết ngưng cà khịa” để khai thác niềm vui trong năm mới. Angle khác biệt và có phần dí dỏm đã target được hàng triệu gia đình xem trên smart TV, giúp mức độ nhận biết thương hiệu và ý định mua được nâng cao bằng phương pháp kỹ thuật số.
Bắt mạch" lỗi tivi không xem được Youtube và cách chữa 99% thành công
 
Địa phương hóa nội dung
 
Để tiếp cận khán giả nhiều vùng miền, địa phương hóa nội dung là một cách mà Marketer nên triển khai vào dịp Tết.
Năm ngoái, số lượt tìm kiếm trên Google về “hoa Tết” tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, ở miền Bắc thì cụm từ được tìm là “hoa đào”, còn ở miền Nam thì là “hoa mai”. Tương tự, những hoạt động tìm kiếm về chủ đề “dân ca” cũng tăng cao, chẳng hạn như “dân ca xứ Nghệ” ở vùng Bắc Trung Bộ.
Marketer có thể set việc địa phương hóa nội dung qua công cụ như Sub-location feature trong Reach Planner trên Google.
Chẳng hạn như một campaign khuyến khích rửa tay của Lifebuoy khá thú vị mình từng biết, quảng cáo trên youtube được adapt theo từng vùng có dịch bệnh nguy cơ, như “Hãy rửa tay khi dịch Tay chân miệng đang xung quanh bạn” với một vùng có tỷ lệ mắc Tay chân miệng cao.
Thúc đẩy hành động trong quảng cáo Youtube để tăng doanh số bán hàng trực tuyến
Tết 2022 là không ngoại lệ khi trong thời gian này, người dân vẫn có xu hướng mua sắm trên các sàn TMĐT. Youtube khi đó là một trong những touch point quan trọng khi có đến 80% người dùng tham khảo qua lại giữa 2 nền tảng này để tìm hiểu sản phẩm.
VAC (Video Action Campaign) trên Youtube sẽ giúp tiếp cận người tiêu dùng trên mạng để hướng họ đến các sàn mua hàng trực tuyến.
Điển hình như L’Oreal đã từng áp dụng chiến lược này để recruit người dùng sang Shopee với các sản phẩm chăm sóc da của mình. Đồng thời, thương hiệu cũng chạy một chiến dịch mua sắm thông minh (Smart Shopping Campaign) giúp tiếp cận lại KH. Phương pháp này giúp L’Oreal tăng mức lợi tức trên chi tiêu quảng cáo gấp 2 lần.
 
Nguồn: ThinkwithGoogle
Bài viết liên quan