Có nên áp dụng shockvertising vào marketing campaign?
23/10/21

Shockvertising, hay còn gọi là Shock- Advertising, là từ để chỉ những chiến dịch/ loại hình quảng cáo độc đáo, hoặc gây sốc qua những hình ảnh ấn tượng. Ngoài ra, shockvertising còn thường mang những ý tưởng đi ngược lại với các giá trị văn hóa-xã hội nói chung trong một cộng đồng, hoặc lý tưởng mang tính tư duy cá nhân nhằm mục đích tạo hiệu ứng viral mạnh mẽ.
Shockvertising còn được dùng trong những chiến dịch bảo vệ môi trường và nhân quyền.
Đối với giới doanh nghiệp, shockvertising có thể được xem như là một chiến lược “được ăn cả, ngã về 0” vì những chủ đề gây tính “trái chiều” của nó.
Cho đến nay, việc shockvertising có nên được nghĩ theo chiều hướng “tốt hay xấu,” “ủng hộ hay bài trừ,” vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi tùy vào mức độ gây “shock” của một chiến dịch và sự chấp nhận của cộng đồng.

Có 3 câu hỏi luôn phải đặt ra trước khi quyết định đi trên sợi dây cheo leo mang tên “shock marketing” này:


• Mục tiêu của chiến dịch của bạn là gì?


Bạn mong muốn là công ty phát triển bền vững lâu dài?
Hay bạn chỉ cần tạo hiệu ứng viral để người tiêu dùng biết đến sản phẩm càng nhiều càng tốt ?


• Bạn đã nghiên cứu thị trường “đủ” chưa?


Nghiên cứu thị trường là điều kiện cần, nhưng nghiên cứu “đủ” chuyên sâu ở nhiều góc độ mới là “điều kiện đủ.”
Trong thời đại hội nhập văn hóa ngày nay, việc bình đẳng giới, bình đẳng màu da tôn giáo và sắc tộc, cùng với tôn trọng văn hóa luôn là những mảnh đất màu mỡ để các nhà marketers khai thác tiềm năng ý tưởng từ chúng. Tuy nhiên, cũng nhờ vào tính chất nhạy cảm của những chủ đề liên quan đến nhân quyền trên TG, mà các nhà doanh nghiệp phải cực kỳ thận trọng trong việc tiến hành market research và marketing insight.

Bởi lẽ, bạn sẽ khó có thể lường trước được hậu quả to lớn phía sau, chẳng hạn như đánh mất một thị trường tiêu thụ tiềm năng chỉ vì gián tiếp “bôi nhọ phong tục tập quán” của một cộng đồng.


VD: Bạn có còn nhớ bài study case về Dolce & Gabbana đánh mất 90% thị trường TQ vì chiếc quảng cáo “mất não” đậm chất racist năm đó?


• Bạn đã dự đoán cho hậu quả có thể xảy ra và có kế hoạch dự phòng?


Vì thuộc loại hình “thắng làm vua thua làm giặc” này nên việc dự trù plan B và khoản tài chính phòng TH lỗ vốn là một điều không thể không có rồi đúng không nào?
Ngoài ra, hãy dành thật nhiều thời gian để cân nhắc và lường trước những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra nếu sản phẩm marketing của bạn ra mắt nữa nhé!


Tóm lại:
Khi cân nhắc việc có nên áp dụng shockvertising, nếu là bạn bạn sẽ “mạo hiểm” một lần để “tạo cú hit lịch sử” cho brand, hay từ chối vì những nguy cơ thiệt hại có thể xảy ra?
Theo bạn, còn yếu tố nào nữa cần phải được cân nhắc khi quyết định tiến hành Shockvertising này?

 Năm 2013, tổ chức UN Women đã sử dụng tính năng “auto-complete” của Google để cho thấy những định kiến giới của xã hội hiện đại về phụ nữ.

Năm 2011, chiến dịch quảng cáo áo khoác “Don’t buy this jacket” của brand Patagonia đã khiến doanh thu mỗi năm tăng lên đến 40%. Bằng thông điệp “Chỉ nên mua áo của chúng tôi khi thật sự cần thiết” với câu slogan mang tính phủ định nhưng thực chất lại khẳng định giá trị chiếc jacket của mình, nhà Patagonia đã gây tiếng vang lớn trong ngành công nghiệp may mặc năm đó.


Nguồn tham khảo:
Có nên áp dụng shockvertising vào marketing campaign? – Jenn Pham
htps://www.brandpoint.com/blog/what-is-shock-advertising/

Bài viết liên quan