COVID-19 ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG RA SAO
14/10/21
Từ năm 2020 đến nay, Covid 19 khiến chúng ta như lao đao. Từ “chập chững” work from home, mua hàng online nhiều hơn cho đến những thay đổi đầy “ngỡ ngàng ngơ ngác” mà Covid mang đến. Hãy cùng mình tìm hiểu xem COVID đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của người tiêu dùng ra sao nhé.
Eight ways to keep up with your customers during and after COVID-19 | EY -  Global
35% người mua hàng online (tăng 14% so với năm 2020). Với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các khu vực như Châu Phi và Mỹ Latin
52% người tiêu dùng chú ý nhiều hơn đến nguồn gốc sản phẩm so với trước thời điểm dịch bệnh. Những cửa hàng địa phương được cân nhắc nhiều hơn trong khoảng thời gian dịch bệnh. Với hơn 64% người tiêu dùng đánh giá cao tầm quan trọng của các cửa hàng địa phương và 68% người tiêu dùng thích mua sắm ở các siêu thị gần nhà hơn.
Dù dịch bệnh đã được khống chế, nhiều quốc gia đã có những phương pháp phòng chống dịch hiệu quả nhưng sự lo lắng của người dân vẫn duy trì ở mức độ cao. 70% cảm thấy Corona khiến họ trở nên lo lắng nhiều hơn (giảm 9% so với năm 2020).
Tuy nhiên con số này có sự chênh lệch giữa những quốc gia leading (giảm từ 76% xuống 57%)- tức là những quốc gia có hơn 30% người dân được tiêm vaccine, tình trạng dịch bệnh đã khống chế và ổn định và những quốc gia lagging( tăng từ 75% đến 80%)- những quốc gia có số ca mới tăng không kiểm soát.
Và sự chênh lệch ở những quốc gia leading và lagging còn thể hiện ở sức khỏe tinh thần. Sự phân bố vaccine, tổ chức tiêm phòng covid khiến cho người dân ở những quốc gia leading cảm thấy sức khỏe tinh thần ít bị ảnh hưởng hơn- chiếm 35% so với 49% ở những quốc gia lagging. Người bị ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi từ 18-24 trong khi nhóm tuổi 65 trở lên ít chịu tác động nhất
Hơn 54% người dân cảm thấy tình hình tài chính của họ của bị tác động đáng kể. 62% người dân trong nhóm tuổi từ 18 đến 34 mất đi doanh thu hàng tháng. Hơn 33% (tăng 3% so với 2020) tin rằng nền kinh tế sẽ hồi phục trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Hơn 33% người dân cảm thấy thoải mái với việc trở lại đi làm ở văn phòng, dạo quanh thành phố, thực hiện các hoạt động giải trí
17% người dân còn lưỡng lự khi tiêm vaccine. Sự lưỡng lự này tập trung nhiều ở nhóm tuổi từ 18-24 bởi sự thiếu niềm tin, những suy nghĩ sai lệch về việc tiêm phòng và cũng đến từ nỗi sợ.
Bài viết được tổng hợp từ Kantar
Nguồn: CASE STUDY COMMUNITY
Bài viết liên quan